Thị trường ngách là gì? Chiến lược xây dựng thị trường ngách cho Start-up

13
Thị trường kinh doanh ngày càng gay gắt và khó khăn, yêu cầu bạn phải có chiến lược thị trường cụ thể cho doanh nghiệp, đặc biệt với những doanh nghiệp mới phát triển. Trong đó, thị trường ngách là yếu tố đóng vai trò quan trọng và giúp bạn đi đến thành công dễ dàng hơn. Vậy thị trường ngách là gì và cách xây dựng thị trường ngách như thế nào? Hãy cùng Admarket tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Thị trường ngách là gì?

Thị trường ngách (niche market) là phân đoạn nhỏ hay phân khúc nhỏ được phát triển từ quy mô của thị trường lớn được xác định bởi nhu cầu khách hàng thông qua nhu cầu, sở thích hoặc bản sắc riêng biệt của khách hàng để tạo thành một thị trường. Hiểu đơn giản, thị trường ngách là một khoảng rộng thị trường với nhóm khách hàng mục tiêu riêng biệt, tận dụng các khe hở thị trường để kinh doanh.
Thế nên, thị trường ngách giúp các doanh nghiệp tập trung phát triển kinh doanh sản phẩm của mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Mặc dù thị trường này là một ngách nhỏ trong thị trường lớn nhưng bạn đánh đúng nhu cầu của người dùng thì sẽ làm chuyển đổi tỷ số kinh doanh và mang về nhiều lợi nhuận.
Mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đều có một góc nhỏ mà bạn có thể phát triển riêng. Chẳng hạn như trong lĩnh vực kinh doanh các thực phẩm chức năng, một số đơn vị đã chọn thị trường ngách kinh doanh cụ thể cho họ là chuyên về một sản phẩm phẩm nào đó như dưỡng trắng da, dưỡng tóc, bồi bổ sức khỏe,…
Thị trường ngách là gì?

2. Lợi thế và trở ngại trong thị trường ngách

Lợi thế của thị trường ngách

Thị trường ngách đóng vai trò quan trọng trong thị trường kinh doanh, nhất là với những doanh nghiệp hay công ty Startup vì có ít cạnh tranh và cơ hội thành công sẽ cao hơn. Vì thế, thị trường ngách mang đến cho doanh nghiệp lợi thế kinh doanh như sau:
  • Tạo mối quan hệ tốt giữa thương hiệu và khách hàng: Nếu bạn tiếp cận với thị trường ngách thì phạm vi khách hàng sẽ thu hẹp hơn giúp bạn có thời gian phát triển chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp và công ty có thể xây dựng mối quan hệ dài lâu.
  • Hạn chế chi phí cho các chương trình marketing: Vì những sản phẩm bạn kinh doanh trong thị trường ngách đã phục vụ đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng nên bạn không phải xây dựng những chương trình khuyến mãi hay quảng cáo.
  • Tăng doanh thu bán hàng: Những sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp trong thị trường ngách đã đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nên người dùng sẽ lựa chọn nhiều hơn, thậm chí giới thiệu đến bạn bè giúp doanh nghiệp, công ty phát triển doanh số.
  • Giảm khả năng cạnh tranh: Sản phẩm bạn đang kinh doanh trong thị trường ngách là độc nhất hoặc ít doanh nghiệp kinh doanh thì tỷ lệ cạnh tranh sẽ giảm đáng kể.
  • Khẳng định thương hiệu: Thị trường ngách sẽ có số lượng khách hàng ít hơn, nhưng về lâu dài bạn sẽ có một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.
Lợi thế của thị trường ngách

Trở ngại của thị trường ngách

Bên cạnh những lợi thế thì thị trường ngách còn mang đến cho mình một số trở ngại như sau:
  • Dễ rơi vào hố đen thị trường: Thị trường ngách có phân khúc cụ thể nhưng không ổn định bắt buộc doanh nghiệp, công ty phải đứng giữa lựa chọn là thay đổi chiến lược cụ thể hoặc chấp nhận bị quên lãng giữa những thương hiệu thành công. Vì thế, khả năng kinh doanh thất bại có thể xảy ra nên bạn hãy xây dựng chiến lược cụ thể.
  • Chiến đấu với thương hiệu lớn: Không chỉ có những doanh nghiệp nhỏ lựa chọn thị trường ngách kinh doanh mà còn cả những ông lớn. Thế nên, bạn cần nỗ lực hơn để cán cân có thể đạt độ cân bằng và thu hút khách hàng, giữ được khách hàng ở lại với thương hiệu của mình.
  • Khó xác định được lượng khách hàng lâu dài: Những sản phẩm mới, chất lượng và giá cả hợp lý sẽ hấp dẫn khách hàng lựa chọn, nên doanh nghiệp hay công ty sẽ không có lượng khách hàng ổn định. Khi đó, thương hiệu cần đổi mới và đưa ra nhiều chiến lược mới lạ để thu hút khách hàng.
Trở ngại của thị trường ngách

3. Xác định thị trường ngách như thế nào?

Thị trường ngách được xác định bởi những yếu tố như sau:
  • Giá cả: Cao cấp, trung cấp, giảm giá.
  • Nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, trình độ học vấn.
  • Mức độ chất lượng: Cao cấp, thủ công.
  • Tâm lý học: Giá trị, sở thích, thái độ.
  • Địa lý: Cư dân của một quốc gia, thành phố hoặc vùng lân cận nhất định.
Bên cạnh đó, thị trường ngách yêu cầu doanh nghiệp và công ty cần nghiên cứu rõ về sở thích và nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và những biến động của thị trường. Từ đó xác định cho mình chiến lược kinh doanh cụ thể.
Xác định thị trường ngách như thế nào?

4. Chiến lược xây dựng thị trường ngách khôn ngoan

Sử dụng Google tìm kiếm thị trường ngách

Sử dụng Google tìm kiếm thị trường ngách là cách đơn giản, nhanh chóng và mang đến hiệu quả cao. Thông qua Google bạn có thể tìm thấy những xu hướng, đối tượng hoặc nhu cầu chưa được phục vụ trên thị trường. Đồng thời, bạn có thể sử  dụng công cụ này để so sánh các thị trường ngách tiềm năng khác nhau.
Sử dụng Google tìm kiếm thị trường ngách

Xây dựng bản đồ tư duy cho thị trường ngách

Để khám phá mọi chi tiết của thị trường ngách thì bạn hãy xây dựng bản đồ tư duy cho các ý tưởng kinh doanh tiềm năng. Việc này giúp công việc trực quan, dễ sắp xếp suy nghĩ và mở rộng ý tưởng. Ngoài ra, xây dựng bản đồ tư duy hỗ trợ bạn tìm ra ý tưởng sản phẩm nhanh chóng và vạch ra chiến lược cụ thể, thích hợp.
Xây dựng bản đồ tư duy cho thị trường ngách

Áp dụng đề xuất của Google

Khi bạn tìm kiếm một từ khóa nào đó tìm kiếm trên Google thì công cụ sẽ hiển thị những đề xuất bên dưới trước khi bạn nhập xong truy vấn. Lúc này, bạn có thể áp dụng những cụm từ đề xuất để sử dụng cho thị trường ngách của cho danh mục sản phẩm của mình.

Nghiên cứu từ khóa

Có nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa khác nhau nhưng nghiên cứu thị trường ngách thì bạn hãy sử dụng nền tảng quảng cáo của Google, đó là Google Ads. Để sử dụng, bạn hãy tạo tài khoản Google Ads, đăng nhập và chọn công cụ từ menu trên cùng có biểu tượng cờ lê, sau đó chọn công cụ lập kế hoạch từ khóa.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các trang mạng xã hội, blog, đánh giá trên Amazon,… để nghiên cứu từ khóa sâu hơn. Thiết lập Google Alerts cho các từ khóa có liên quan và thường xuyên theo dõi các bài đăng trên mạng xã hội để luôn cập nhật những gì đang thịnh hành.