Trade Marketing là gì? 7 bước xây dựng chiến lược Trade Marketing thành công

13

Trade Marketing là gì là một khái niệm có phần khá mới mẻ tại Việt Nam. Nên nhiều người dù hiểu về trade marketing nhưng vẫn loay hoay chưa biết phải làm sao để xây dựng được chiến lược trade marketing thành công. Và trade marketing quan trọng như thế nào với 1 doanh nghiệp. Nếu thế, hãy cùng Admarket tìm hiểu những điều này thông qua bài viết này nhé!

Trade marketing là gì?

Trade marketing là gì? Nếu dịch từ google dịch bạn nhận được đáp án là: tiếp thị thương mại. Hiểu 1 cách rõ ràng thì trade marketing là toàn bộ chuỗi hoạt động, tổ chức, xây dựng thương hiệu, chiến lược ngành hàng tại các điểm bán (hệ thống kênh phân phối).

Trade marketing là gì - Trade marketing chính là: tiếp thị thương mại
Trade marketing là gì – Trade marketing chính là: tiếp thị thương mại (Nguồn: Internet)

Đúng như tên gọi, thông qua quá trình tiếp thị thương mại doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng của công ty và người mua hàng (shopper). Nhờ đó, tăng nhu cầu (needs) của các nhà bán buôn, bán lẻ, nhà phân phối, khách hàng tiềm năng. Và giúp tối ưu doanh số, tăng thị phần, lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

Trade marketing là toàn bộ chuỗi hoạt động, tổ chức, xây dựng thương hiệu, chiến lược ngành hàng tại các điểm bán
Trade marketing là toàn bộ chuỗi hoạt động, tổ chức, xây dựng thương hiệu, chiến lược ngành hàng tại các điểm bán (Nguồn: Internet)

Vậy nói tóm lại thì trade marketing là gìTrade marketing chính là việc mà doanh nghiệp bằng cách nào đó phải khiến nhà phân phối, nhà bán lẻ hứng thú nhập hàng của mình. Trong khi đó người tiêu dùng sẽ tìm thấy ngay sản phẩm của doanh nghiệp bạn mỗi khi mua sắm.

Và nếu như marketing thông thường trực tiếp nhắm đến người tiêu dùng thông qua truyền thông, quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện đại chúng thì trade marketing tập trung chủ yếu ở điểm bán sản phẩm và hệ thống kênh phân phối để nhãn hàng dễ dàng đến tay người tiêu dùng nhất.

Bạn đã biết trade marketing là gì. Vậy trade marketing đóng vai trò quan trọng như thế nào với mỗi doanh nghiệp?

Trade marketing quan trọng với doanh nghiệp như thế nào?

Trade marketing hiện nay thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi khi hiểu được trade marketing là gì doanh nghiệp sẽ thấy rõ việc phải cần thiết phải:

  • Đưa ra những chiến lược bán hàng và phân phối hàng hóa đúng đắn. Đồng thời những chiến lược trên phải có sự đồng bộ với các chiến lược tiếp thị thương mại khác mà họ đang thực hiện.
  • Phân tích, đánh giá nhu cầu, mong muốn của khách mua hàng và các nhà bán lẻ. Từ đây doanh nghiệp sẽ đưa ra được chiến lược trade marketing hiệu quả nhất với từng đối tượng.
Trade marketing thực sự quan trọng với mỗi doanh nghiệp
Trade marketing thực sự quan trọng với mỗi doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Bạn dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của trade marketing đối với doanh nghiệp qua những số liệu dưới đây:

  • 75% khách hàng quyết định mua hàng tại các điểm bán.
  • 35% khách hàng sẵn sàng thay đổi quyết định của mình có những yếu tố tác động trong cửa hàng.
  • Hơn 1 triệu điểm bán đã được mở ra và ngày càng phát triển nhiều loại hình bán lẻ khác với các đòi hỏi cao hơn.

Và từ những số liệu này bạn cũng có thể đánh giá được thị trường Việt Nam ngày càng đón nhận trade marketing và tạo điều kiện cho chiến lược này ngày một phát triển.

Trade marketing ngày càng được đánh giá cao tại thị trường Việt Nam
Trade marketing ngày càng được đánh giá cao tại thị trường Việt Nam (Nguồn: Internet)

Khi bạn đã biết trade marketing là gì và tầm quan trọng của tiếp thị thương mại với doanh nghiệp, bạn cần xây dựng được chiến lược trade marketing. Và nếu bạn cần gợi ý thì xem nội dung bên dưới nhé!

7 bước xây dựng chiến lược Trade Marketing thành công

Biết trade marketing là gì mà không biết cách để xây dựng chiến lược trade marketing thì rất đáng tiếc. Do đó, Admarket chia sẻ 7 bước giúp bạn xây dựng thành công chiến lược trade marketing:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Bạn cần hiểu một vài điều dưới đây nếu muốn nghiên cứu thị trường hiệu quả:

  • Khách hàng mục tiêu của bạn đang có nhu cầu và yêu cầu gì?
  • Xác định đối thủ trực tiếp của doanh nghiệp mình, xác định mức giá cho các sản phẩm và chuẩn bị chiến lược cho bản thân.
  • Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trên thị trường ở thời điểm hiện tại để tận dụng cho doanh nghiệp mình.

Bước 2: Biết và hiểu về những xu hướng của thị trường hiện tại

Khi bạn đã hiểu về tâm lý và hành vi của khách hàng mục tiêu và nắm được những xu hướng của thị trường hiện tại, bạn sẽ có những thay đổi/bổ sung cho sản phẩm của mình. Điều này làm cho sản phẩm của bạn có đặc điểm nổi trội hơn những sản phẩm khác trên thị trường và giúp tăng tỉ lệ chốt đơn cho doanh nghiệp mình.

Nắm được xu hướng của thị trường hiện tại giúp bạn tạo ra sản phẩm phù hợp nhất với thị trường và tăng tỉ lệ chốt đơn
Nắm được xu hướng của thị trường hiện tại giúp bạn tạo ra sản phẩm phù hợp nhất với thị trường và tăng tỉ lệ chốt đơn (Nguồn: Internet)

Bước 3: Thiết kế sản phẩm nổi bật, độc nhất

Khi bạn đã biết trade marketing là gì, nghiên cứu thị trường và nắm được xu hướng thị trường hiện tại thì tiếp theo bạn cần thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp mình thật nổi bật, độc đáo để tăng sự thu hút.

Thiết kế sản phẩm bao gồm việc định hình bao bì, hình dáng và màu sắc của sản phẩm. Việc này không chỉ giúp sản phẩm thu hút mà còn góp phần thể hiện được chất lượng của sản phẩm.

Bạn thiết kế sản phẩm độc nhất, nổi bật như thế nào thì cũng phải đảm bảo chúng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Và hơn hết sản phẩm còn phải là sự lựa chọn tốt nhất trong các sản phẩm tương tự đang có mặt trên thị trường.

Bước 4: Xây dựng tên thương hiệu

Tên thương hiệu thực sự quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Bởi nhà bán lẻ sẽ luôn muốn trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp bạn trong cửa hàng khi doanh nghiệp bạn sở hữu thương hiệu nổi bật.

Và người tiêu dùng cũng dễ dàng chọn những sản phẩm dựa trên hình ảnh thương hiệu nổi bật mà họ đã thấy. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp bạn xây dựng tên thương hiệu tốt đã là bước đệm giúp doanh nghiệp bạn thành công hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

Xây dựng tên thương hiệu  tốt đã là bước đệm giúp doanh nghiệp bạn thành công hơn các đối thủ cạnh tranh khác
Xây dựng tên thương hiệu  tốt đã là bước đệm giúp doanh nghiệp bạn thành công hơn các đối thủ cạnh tranh khác (Nguồn: Internet)

Bước 5: Chuẩn bị các ưu đãi phù hợp nhất cho từng nhà bán lẻ

Khi bạn đã nắm được trade marketing là gì và thực hiện được 4 bước trong xây dựng chiến lược tiếp thị thương mại thì bước tiếp theo bạn cần chuẩn bị các ưu đãi phù hợp nhất cho từng nhà bán lẻ.

Bạn cần lên kế hoạch và dự toán thật kỹ khi đưa ra 1 số ưu đãi dành cho các nhà bán lẻ và bán sỉ của mình. Việc này không chỉ giúp khuyến khích đối tác của bạn nhập hàng mà còn giúp tối đa lợi nhuận cho bạn.

Bước 6: Xây dựng chiến lược quảng cáo theo từng thời điểm

Bạn cần xây dựng và thực hiện các chiến lược quảng cáo theo từng thời điểm. Việc này giúp doanh nghiệp luôn tạo được “sức nóng” cho sản phẩm đồng thời mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng mục tiêu của bạn.

Bước 7: Triển khai kế hoạch và kiên nhẫn chờ đợi kết quả

Khi đã chuẩn bị hoàn hảo 6 bước trong chiến lược trade marketing kể trên thì bước quan trọng nhất đó là bạn cần triển khai chiến lược và kiên nhẫn chờ đợi hiệu quả mà các dự án mang lại.

Thêm vào đó, bạn cần theo dõi sát các giai đoạn của chiến lược để có thể đưa ra những đánh giá và điều chỉnh sao cho phù hợp nhằm tối ưu kết quả cuối cùng.