Bạn muốn gia tăng sự uy tín và khẳng định thương hiệu thì chỉ cần tập trung vào chất lượng sản phẩm và thái độ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, như vậy sẽ không mang đến lợi nhuận cao về lâu dài nên bạn hãy mở rộng đối tượng và tăng dữ liệu khách hàng thì phải nhắc tới sự chú trọng đầu tư vào Loyalty. Loyalty giúp doanh nghiệp vừa thu hút khách hàng mới vừa giữ chân khách hàng cũ và tiết kiệm chi phí marketing. Vậy Loyalty là gì? Tại sao Loyalty lại quan trọng trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Tất cả sẽ được Admarket bật mí và giải đáp qua bài viết sau giúp khách hàng có thêm góc nhìn và thông tin bổ ích.
1. Loyalty là gì? Customer Loyalty là gì?
Tạm dịch sang tiếng Việt, Loyalty là lòng trung thành. Trong kinh doanh, Customer Loyalty chính là lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu hay chất lượng sản phẩm. Hầu hết, số lượng khách hàng cũ luôn tiêu thụ lượng sản phẩm lớn hơn gấp 10 lần so với khách hàng mới. Để giữ chân khách hàng và lòng trung thành thì dịch vụ khách hàng phải hoàn hảo để gia tăng giá trị thương hiệu miễn phí và không mất quá nhiều thời gian quảng cáo.
Nếu khách hàng đã chọn được sản phẩm tốt và phù hợp nhu cầu sử dụng sẽ rất khó chuyển qua sử dụng 1 sản phẩm mới khác thay thế. Thế nên, Loyalty lòng trung thành trong kinh doanh luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Nếu như trước đây, sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một mô hình kinh doanh thì trong thời đại này, lòng trung thành của khách hàng chính là thước đo cho sự thành công, mức độ tăng trưởng và giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp.
2. Brand Loyalty là gì? Các cấp độ của Brand Loyalty
Brand Loyalty là một dạng hành vi khách hàng nói về sự trung thành thương hiệu. Họ sẽ mua sản phẩm của một thương hiệu trong suốt khoảng thời gian dài dù cho những nhãn hiệu khác trên thị trường có bán sản phẩm đó với mức giá cả phải chăng hoặc mang đến sự tiện lợi.
Brand Loyalty được chia thành các mức độ trung thành khác nhau:
- Nhận diện thương hiệu: Được hình thành bởi nỗ lực marketing rộng rãi của thương hiệu, nhằm mục tiêu trở thành một cái tên quen thuộc và tiếp cận những đối tượng phù hợp.
- Sự ưa chuộng thương hiệu: Nếu khách hàng yêu thích thương hiệu của bạn thì họ sẽ ưu tiên lựa chọn thương hiệu của của bạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp của bạn cần nỗ lực nhiều hơn để tạo sản phẩm phẩm tốt hơn để không thua kém những thương hiệu khác.
- Sự khẳng định thương hiệu: Đó là mức độ trung thành cao nhất, bạn có thể biến người mua một lần thành người giúp bạn truyền bá thương hiệu.
3. Sự khác nhau giữa Brand Loyalty và Customer Loyalty là gì?
Brand Loyalty được xây dựng dựa vào hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp, hướng tới sự liên kết về mặt cảm xúc của khách hàng đối với thương hiệu, nhiều hơn việc sử dụng các chiến lược về giá để kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Customer Loyalty xây dựng dựa vàochất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp đến khách hàng, hướng tới việc sử dụng các chương trình khuyến mãi, đổi điểm thưởng, coupons, giảm giá để gắn kết khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ.
Để có được lòng trung thành của khách hàng, thương hiệu của bạn cần phục vụ nhu cầu khách hàng đó và làm thỏa mãn mong đợi của họ. Mặt khác, lòng trung thành với thương hiệu được thúc đẩy bởi sự kết nối của người tiêu dùng với thương hiệu của bạn.
4. Lợi ích của triển khai Loyalty Marketing là gì?
Loyalty Marketing mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh như sau:
- Tạo lợi thế cạnh tranh: Khách hàng thân thiết luôn tạo cho thương hiệu lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ vì khi mua hàng ở các thương hiệu quen thuộc khách hàng sẽ nhận được các chương trình khuyến mãi đặc biệt
- Tiết kiệm chi phí: Những chi phí giảm giá hay khuyến mãi thường có chi phí thấp hơn so với chi phí mỗi lần chuyển đổi CPA cho khách hàng mới.
- Tăng sự tín nhiệm: Khách hàng không chỉ yêu thích và sử dụng sản phẩm của bạn mà còn giới thiệu cho bạn bè và người thân giúp tăng sự uy tín và tỷ số bán hàng.
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Vì doanh nghiệp sẽ cung cấp các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ miễn phí cũng như các đặc quyền khác cho khách hàng thân thiết.
- Cải thiện chỉ số: Như tỷ lệ tăng trưởng thành viên, tỷ lệ giao dịch của các thành viên, tỷ lệ duy trì, số lượng giao dịch mỗi năm, ROI, giá trị khách hàng
- Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng: Theo báo Forbes, những thương hiệu tăng chi tiêu cho việc giữ chân khách hàng trong vòng 1 đến 3 năm thì cơ hội tăng thị phần cao tới 200%.
- Tăng giá trị trọn đời của khách hàng: Thời gian tồn tại của khách hàng là thước đo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Giá trị lâu dài của khách hàng càng cao thì chiến lược Marketing đang hoạt động rất tốt.
5. Hướng dẫn xây dựng lòng trung thành thương hiệu
Để xây dựng lòng trung thành thương hiệu, doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Lên chiến lược tạo dựng thương hiệu bằng những giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang tới cho khách hàng.
- Bước 2: Định vị thương hiệu của bạn bằng cách biết rõ thương hiệu là ai, đại diện cho điều gì, có chỗ đứng nào trên thị trường hiện nay.
- Bước 3: Xác định tính cách của thương hiệu qua logo, tên gọi, khẩu hiệu
- Bước 4: Truyền tải Brand Story bằng cách xây dựng những câu chuyện thương hiệu mang ý nghĩa riêng giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn nhanh hơn.
- Bước 5: Đánh giá lại tên thương hiệu để thể hiện giá trị của sản phẩm, chi phối, điều khiển cảm xúc cũng như hành vi mua hàng của khách hàng.
- Bước 6: Lên chiến lược giữ chân khách hàng khi bạn đã có được tệp khách hàng trung thành.
- Bước 7: Xây dựng kiến trúc thương hiệu giúp kết nối của các thương hiệu nhỏ khác nhau của doanh nghiệp.